Logo

You are here

Đề thi Ngữ Văn lớp 10, Henry Ford và câu chuyện về cú vạch phấn trị giá 10.000 USD

Đề thi Ngữ Văn lớp 10, Henry Ford và cú vạch phấn trị giá 10.000 USD
Henry Ford (trái) và Charles Proteus Steinmetz.

Phần hai trong Đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2021 có đề cập tới câu chuyện được lưu truyền rộng rãi về việc một kỹ sư với cú gõ búa trị giá nhiều ngàn đô-la. Tuy nhiên, trong câu chuyện này, đó là về bản gốc của câu chuyện.

Một trong hai nhân vật là Henry Ford, mà ngay cả ở Việt Nam cũng được biết đến vô cùng rộng rãi. Người còn lại là Charles Proteus Steinmetz, chàng gù nổi tiếng nhất nước Mỹ thời đó. Steinmetz mắc phải căn bệnh cong cột sống bẩm sinh (lý do khiến ông từ chối kết hôn), khiến cho cổ rụt vào giữa hai vai còn lưng gồ lên như một cái bướu. Trông như thể tộc người lùn (Dwarf) trong Chúa tể của những chiếc nhẫn, hay các bức tượng người lùn (gnome) thường đặt trong các khu vườn của dân châu Âu, với giọng Đức đặc sệt.

Đề thi Ngữ Văn lớp 10, Henry Ford và cú vạch phấn trị giá 10.000 USD
Đề thi Ngữ Văn lớp 10 tại Hà Nội năm 2021.

Tuy nhiên, các bộ phận còn lại của Steinmetz thì hoàn toàn bình thường và đầu óc thì là của một thiên tài. Bạn bè ông là những tên tuổi lẫy lừng của thời đại như Albert Einstein, Nikola Tesla hay Thomas Edison. Những cống hiến của Steinmetz trong lĩnh vực toán học và đặc biệt kỹ thuật điện ít người sánh được.

Có rất nhiều dị bản cho câu chuyện Steinmetz gửi hoá đơn thanh toán cho Ford. Nhưng bản gốc của nó như sau.

Đề thi Ngữ Văn lớp 10, Henry Ford và cú vạch phấn trị giá 10.000 USD
Một trong những thú vui của thiên tài cô đơn Steinmetz.

Một chiếc máy phát điện cỡ lớn tại nhà máy Ford ở Dearborn, Michigan, bị hỏng mà không ai xử lý được. Người ta bèn vời đến Steinmetz. Khi đến nơi, Steinmetz đã từ chối mọi sự giúp đỡ và chỉ yêu cầu một quyển sổ tay, bút chì và cái võng. Steinmetz lắng nghe cỗ máy phát và tính toán nguệch ngoạc lên tập giấy trong suốt hai ngày đêm liền. Vào đêm thứ hai, ông đòi một cái thang, trèo lên máy phát và dùng phấn đánh dấu ở một bên. Sau đó ông bảo các kĩ sư của Ford tháo tấm che ở chỗ đánh dấu và thay thế 16 cuộn dây kích từ. Họ đã thực hiện theo như vậy và cỗ máy lại chạy ngon lành.

Henry Ford cảm thấy phấn khởi cho đến khi nhận được hoá đơn đề nghị thanh toán 10.000 USD cho General Electric, nơi Steinmetz làm việc. Ford biết việc Steinmetz làm được, nhưng chần chừ với con số thanh toán. Ông đòi có hoá đơn ghi rõ từng khoản mục. Steinmetz sau đó đã trả lời yêu cầu của Ford như sau: Đánh dấu phấn lên máy phát điện 1 USD. Biết chỗ để đánh dấu 9.999 USD. Ford đã trả tiền cho hoá đơn.

Đề thi Ngữ Văn lớp 10, Henry Ford và cú vạch phấn trị giá 10.000 USD
Một con tem in hình Charles Steinmetz.

Đề thi môn Ngữ văn lớp 10 ở Hà Nội như sau:

"Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kỹ sư họp 3 tháng liền không tìm ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Côgn ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền để tìm ra chô vạch đúng đường ấy giá 9.999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc người khác không làm nổi".

Cách ra đề khá cụt, buồn cười, không nêu rõ ngọn ngành câu chuyện. Một mẩu chuyện khá đơn giản nhưng d o thiếu kỹ năng kể tóm gọn nên người nào chỉ biết đầu bài sẽ khó mà hiểu nội dung. Tại sao lại có vạch phấn? Máy hoạt động lại như thế nào? Đề thi lấy ví dụ này để minh họa ý “tri thức làm nên giá trị con người” cũng không hẳn là điển hình. Nhưng dù sao, cũng khen người ra đề có tinh thần cởi mở với việc chọn đề tài này cho học sinh bình luận.

Nguồn tin: https://news.otofun.net/de-thi-ngu-van-lop-10-henry-ford-va-cau-chuyen-ve-cu-vach-phan-tri-gia-10000-usd-22057.html