Logo

You are here

Hướng dẫn đòi quyền lợi bảo hiểm (P2): Sự lập lờ câu chữ

Hướng dẫn đòi quyền lợi bảo hiểm (P1): Khách hàng có cần lấy hồ sơ công an không? Kể chuyện bị hành khi đi làm bảo hiểm vật chất thay kính lái Lấy tiền bảo hiểm trách nhiệm dân sự dễ dàng: Đừng nói khoác!

Trong phần trước, nói về việc KHÁCH HÀNG KHÔNG CÓ NGHĨA VỤ ĐI XIN HỒ SƠ CÔNG AN, đã có đề cập đến Quy tắc bảo hiểm vật chất ô tô của các công ty bảo hiểm. Hầu hết cơ sở cho sự láo toét của các nhân viên bảo hiểm "nấp" trong này.

Với mỗi sản phẩm bảo hiểm, có một bản quy tắc riêng. Trong hầu hết các bộ quy tắc này, các công ty bảo hiểm đều để rất mập mờ khiến cho ai không đọc kỹ dễ hiểu lầm. Trong đó, phần hồ sơ yêu cầu bồi thường có kèm luôn mục hồ sơ công an hay quyết định của toà án. BIC hay là MIC hay nhiều công ty khác đều làm như vậy.

Thậm chí, trong bản kê khai giao nhận hồ sơ bồi thường của BIC, mục hồ sơ tai nạn của cơ quan CSGT, ngoài sơ đồ hiện trường, biên bản tai nạn còn có ghi mục biên bản khám nghiệm tử thi!!!

Bảo hiểm bố láo (P2): Sự lập lờ câu chữ
Khách hàng cần đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm cũng như mọi điều khoản căn cứ trên bộ quy tắc trước khi đặt bút ký.

Ai hỏi kỹ, sẽ có thể được giải thích rằng giấy tờ nào không có thì không cần kê vào. Nhưng ai không rõ, sẽ choáng với các danh mục giấy tờ dài dặc mà nhân viên bảo hiểm đưa ra. Sự lập lờ câu chữ này không ngoài mục đích đẩy khách hàng vào thế chán nản, phải phụ thuộc vào nhân viên bảo hiểm, chấp nhận bị chế tài cho xong chuyện. Nhiều vụ khách hàng còn bỏ luôn khỏi đòi bồi thường cho đỡ rắc rối. Thậm chí có những vụ, nhân viên bảo hiểm còn đòi tiền khách hàng mà chẳng có bất cứ giấy tờ gì!!!

Bảo Việt hay PVI là số ít các công ty quy định rất rõ ràng tài liệu nào chủ xe phải cung cấp, tài liệu nào công ty phối hợp với chủ xe để thu thập. Thậm chí, BV còn ghi rõ tai nạn không có cơ chức năng tham gia thì giám định viên phải làm thay việc của công an.

Đến đây cần nhắc rõ rằng, không chỉ có hồ sơ công an, mà HỒ SƠ BỒI THƯỜNG CŨNG LÀ VIỆC CỦA BẢO HIỂM. Việc của khách là phối hợp để cung cấp và thu thập các giấy tờ cần thiết.

Không dừng ở đó, quy tắc bảo hiểm còn được đưa vào nhiều thứ rất vô lý. Như trường hợp của BL trước đây với vụ cháy xe Mercedes là cực kỳ hy hữu. Riêng có công ty này quy định "không đền bù khi xe bị cháy còn đang trong thời hạn bảo hành". Chính điều này đẩy chủ xe vào thế phải đi kiện hãng xe, trong khi đó lẽ ra là việc của bảo hiểm.

Bảo hiểm bố láo (P2): Sự lập lờ câu chữ
Vì công ty bảo hiểm BL quy định "không đền bù khi xe bị cháy còn đang trong thời hạn bảo hành". Nên điều này đẩy chủ xe vào thế phải đi kiện hãng xe, trong khi đó lẽ ra là việc của bảo hiểm.

Hay như VNI, trong danh mục giảm trừ có điều khoản về việc lái xe gây tai nạn do buồn ngủ. Không biết có công ty bảo hiểm nào khác có điều khoản buồn cười thế không?

Các hợp đồng bảo hiểm đa phần không có gì phức tạp. Tuy nhiên, trong đó luôn kèm theo điều khoản căn cứ trên bộ quy tắc. Đây là thứ mà mọi khách hàng cần đọc kỹ trước khi đặt bút ký. Có những thứ, như yêu cầu khách hàng đi lấy hồ sơ công an là trái luật rành rành. Nhưng có những thứ là quy định từ phía công ty bảo hiểm mà luật không đề cập. Khi đó, xảy sự cố bồi thường, khách hàng chắc chắn là người chịu thiệt.

Mời quý độc giả đón đọc "Hướng dẫn đòi quyền lợi bảo hiểm (P3.1): Bảo hiểm TNDS - tùy tiện và vô trách nhiệm"

Le Thanh

Theo CSAT



Tin liên quan

Nguồn tin: https://news.otofun.net/huong-dan-doi-quyen-loi-bao-hiem-p2-su-lap-lo-cau-chu-21356.html