Logo

You are here

"Không có gì để mất" là thế mạnh để Việt Nam phát triển thị trường xe điện

Tại sao Toyota Việt Nam hiện chỉ bán xe hybrid thay vì ô tô điện Tọa đàm về xu hướng ô tô điện tại Việt Nam

Ngày 22/4, buổi tọa đàm "Xu hướng ô tô điện hóa ở Việt Nam” do báo Tiền Phong tổ chức đã thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng. Với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước như Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Cục Đăng kiểm Việt Nam, đại diện hãng Toyota, Vinfast và các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này, nhiều vấn đề liên quan đến xu hướng điện hóa ô tô đã được đưa ra tranh luận.

Tại sao Toyota Việt Nam hiện chỉ bán xe hybrid thay vì ô tô điện

Khái quát quá trình du nhập ô tô điện về Việt Nam trong những năm gần đây, ông Nguyễn Văn Phương - Phó Phòng chất lượng xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết ô tô điện hóa nhập về nước có tăng nhưng không đáng kể, phần lớn là xe hybrid. “Năm 2019 có khoảng 240 xe nhập khẩu vào Việt Nam; năm 2020 là hơn 400 xe và 3 tháng đầu năm 2021 là gần 600 xe. Hiện nay, ô tô điện vẫn được đăng kiểm cấp phép như xe bình thường, không có khó khăn gì”, ông Phương nói.

Như vậy, so với sản lượng tiêu thụ ô tô tại thị trường Việt Nam mỗi năm đang ở mức trên 400 ngàn xe thì thị phần ô tô điện đang còn quá nhỏ. Đó là một thách thức cho các nhà sản xuất và phân phối ô tô nếu muốn “bẻ hướng” sang đầu tư bán ô tô điện hóa.

PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, Phó trưởng môn Cơ giới, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Mặc dù vậy, trước xu hướng điện hóa ô tô toàn cầu, Việt Nam cũng không đứng ngoài. PGS.TS Đàm Hoàng Phúc cho rằng, đã đến lúc Việt Nam phải hình thành thị trường cụ thể cho ô tô điện, bởi nếu không đến năm 2025 khi xu thế điện hóa ô tô tràn ngập, chúng ta sẽ thành “vùng trũng” so với các nước trong khu vực.

Theo PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, cái khó nhất hiện nay để hình thành thị trường ô tô điện là chưa có chính sách hỗ trợ cho người bán (ở đây là nhà sản xuất) và người mua. Nói về cơ hội và thách thức trong việc triển khai các chính sách tại Việt Nam khi sử dụng xe điện, ông Phúc cho biết: "Ở Việt Nam thì theo tôi "không có gì để mất" bởi không trực tiếp sản xuất động cơ đốt trong nên khi thay đổi không có quá nhiều tác động.

Trong khi ai cũng cần di chuyển nên thị trường rất lớn, và sẽ phát triển rất mạnh nếu thật sự được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên vẫn có cái mất nếu chúng ta phát triển không đúng, về chính sách, chúng ta cần áp dụng chính sách “Mời đại bàng đến Việt Nam đẻ trứng”, nghĩa là mời các nhà sản xuất đến sản xuất tại Việt Nam.

Miễn thuế không phải thật sự là chính sách đúng đắn, bởi miễn thuế chỉ thúc đẩy phát triển các nhà nhập khẩu. Đây không phải hướng phát triển lâu dài cho ngành xe điện tại Việt Nam Nếu có chính sách đúng có thể có rất nhiều cơ hội. Đòi hỏi các ngành phát bắt tay với nhau, phối hợp nhịp nhàng".

Gần 3.700 đơn đặt hàng VinFast VFe34 sau 12h mở bán

Tại thị trường Việt Nam, hai hãng xe đang chào bán và phân phối chính thức mẫu xe chạy động cơ điện là Toyota và VinFast. Ngày 5/8/2020, Toyota ra mắt Corolla Cross – mẫu xe Hybrid phổ thông đầu tiên trên thị trường trong nước. Cuối tháng 3 vừa qua, hãng xe VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện đầu tiên của hãng - VinFast VFe34. Đặc biệt, chỉ sau 12 giờ mở bán, hãng xe Việt nhận được tới 3.692 đơn đặt hàng, đây là một kỷ lục khó chưa từng có. Với mẫu xe Corolla Cross HV, sau hơn 9 tháng ra mắt, thống kê doanh số bán của Toyota cho biết đã có gần 1.000 xe HV được giao tới khách hàng Việt.

Theo CSAT

Nguồn tin: https://news.otofun.net/khong-co-gi-de-mat-la-the-manh-de-viet-nam-phat-trien-thi-truong-xe-dien-21756.html