Logo

You are here

Thành viên Otofun chia sẻ trước thềm PVOIL VOC 2019 (P3): Kinh nghiệm điều khiển xe lội nước

Thành viên Otofun chia sẻ trước thềm PVOIL VOC 2019 (P2): Không đua xe cũng cần biết về Off-road Thành viên Otofun chia sẻ trước thềm PVOil VOC 2019 (P1): Những điều thú vị về Off-Road Thành viên Otofun nói gì về 'Dự thảo thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội'

Trước thềm Giải đua xe ô tô địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2019 (PVOil VOC 2019) thành viên Einstein tiếp tục đưa ra những chia sẻ chân thực nhất về "Kinh nghiệm điều khiển xe ô tô lội nước". Những chia sẻ này của Einstein vừa có tác dụng giúp cho các thành viên mới tham gia diễn đàn Otofun có cơ hội tiếp cận với bộ môn đua xe ô tô địa hình, vừa đem đến cho người tham gia giao thông nói chung những kiến thức mới, góp phần đảm bảo an toàn cho bản thân và phương tiện khi mùa mưa tới.

1. Ống thở

Theo Einstein: "Điều đầu tiên chúng ta nên nghĩ đến khi lội nước là ống thở". Ống thở là đường dẫn khi nạp khí vào động cơ, nếu nước lọt vào ống thở sẽ dẫn đến hiện tượng nhẹ thì bẻ cong tay biên nặng thì có thể "banh" máy. Thành viên Einstein gợi ý: "Các bác có thể tự chế ống thở hoặc mua. Nếu là tự chế thì miễn làm sao từ đầu hút gió đến cổ hút phải kín. Còn mua, hiện loại tốt trên thị trường có hàng của hãng ARB". Tuy nhiên thành viên này cũng đưa ra cảnh báo: "Lắp thêm cổ hút không dành cho các bác xót xe, bởi khi lắp thêm cố hút sẽ phải đục khoét vài lỗ trên thân xe, ăn chơi nào cũng phải chấp nhận đau thương cả."

thanh vien otofun chia se truoc them pvoil voc 2019 p3 kinh nghiem dieu khien xe loi nuoc
Ống thở là đường dẫn khi nạp khí vào động cơ, nếu nước lọt vào ống thở sẽ dẫn đến hiện tượng nhẹ thì bẻ cong tay biên nặng thì có thể "banh" máy

2. Mỡ cách điện

Sau khi lắp ống thở xong không có nghĩa là chiếc xe đã sẵn sàng để thoải mái lội nước. Thành viên Einstein lập luận: "Cái xe chỉ có thể vận hành khi có đủ ba thứ sau: Khí – Nhiên liệu và điện. Ống thở có tác dụng tránh cho nước vào khí, bên cạnh đó đường nhiên liệu cũng phải kín và tất nhiên hệ thống đánh lửa cũng phải cách ly khỏi nước". Để giải quyết những vấn đề này Einstein đề xuất: "Bôi đều mỡ cách điện vào các dây cao áp, bọc kín và thông khí cho bộ chia điện để giúp chiếc xe vượt qua vùng nước an toàn".

3. Động cơ dầu 

Một cách khác, nếu chủ phương tiện không muốn "lằng nhằng" cho vụ mỡ cách điện thì có thể sắm một động cơ máy dầu. Với động cơ máy dầu - không bugi, không dây cao áp, không bộ chia điện và tất nhiên là cũng không cần phải tra mỡ cách điện.

4. Quạt gió

Trong nhiều tình huống khi xe lội nước, cánh quạt làm mát có thể sẽ bị bẻ cong hoặc bị gãy do va đập với áp suất của nước, từ đó tác động làm hỏng két nước. Về nguyên tắc, khi nước đã ngập quá 1/3 cánh quạt thì phải dừng quạt lại. Einstein chia sẻ kinh nghiệm: " Nếu trên xe của các bác có quạt điện, vậy hãy chế thêm một cái công tắc on/off cho quạt ở phía trong cabin, khi đó chúng ta chỉ cần ngồi trong xe và tắt công tắc quạt. Còn nếu xe của các bác vẫn dùng quạt cơ thì hãy tháo dây curoa trước khi xuống nước và khi qua được bờ bên kia thì hãy lắp dây curoa lại".

thanh vien otofun chia se truoc them pvoil voc 2019 p3 kinh nghiem dieu khien xe loi nuoc
Bên dưới mặt nước phẳng lặng hoàn toàn có thể ẩn dấu một hòn đá to sắc nhọn "chờ chực" để xé tan lốp xe hoặc mực nước có thể sâu hơn ước lượng...

5. Kiểm tra mực nước

Các cụ có câu "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Bên dưới mặt nước phẳng lặng hoàn toàn có thể ẩn dấu một hòn đá to sắc nhọn "chờ chực" để xé tan lốp xe hoặc mực nước có thể sâu hơn ước lượng... Chính vì thế, trước các khu vực ngập nước lái xe cần phải kiểm tra thật kỹ, thật cẩn thận sau đó hãy đưa ra quyết định có cho xe xuống hay không. Đừng để khi phi ùm cái xe xuống rồi mới hối tiếc. Mọi sự vội vàng đều phải trả giá, và có khi cái giá sẽ rất đắt.

6. Thông hơi

Trên xe không phải chỉ có duy nhất cần thông hơi. Cầu, vi sai, hộp số…đều có đường thông khí. Thông thường các nhà sản xuất sẽ lắp van kiểm tra vào lỗ thông hơi trước khi xuất xưởng. Thành viên Einstein đưa ra cảnh báo: "Các bác không thể bịt kín hoàn toàn các lỗ thông hơi này vì khi xe vận hành dầu, khí bên trong sẽ nóng lên và thổi bay cái nút mà các bác đã bịt. Khi nước lọt vào trong các bộ phận đó sẽ gây hư hại các chi tiết. Tốt nhất là đưa các ông thở này lên cao hoặc các bác hãy nghiên cứu chế cho nó một cái ống thở có thể co giãn được và kín như đàn accordion."

7. Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất

Mọi sự chuẩn bị kỹ lưỡng đều sẽ giúp cho người cầm lái tự tin hơn. Vì thế, trước khi xuống nước hãy móc cab (hoặc móc sẵn tời) vào xe. Như vậy, khi trường hợp xấu nhất xảy ra chúng ta hoàn toàn có thể đưa chiếc xe lên bờ một cách nhanh chóng.

8. Đừng hoảng sợ

Trong trường hợp xe chết máy dưới nước, Einstein khuyên mọi tài xế đừng hoảng sợ bởi vì xe thường sẽ chết máy trước khi bị hỏng hóc: "Các bác cũng đừng cố nổ máy khi ngập nước vì có thể sẽ làm cong tay biên. Sau khi đưa xe ra khỏi vùng ngập nước hãy kiểm tra lại tất cả các loại dầu để đảm bảo là nước không vào dầu, nước không phải là chất bôi trơn nên có thể phá hỏng cầu, động cơ, hộp số."

thanh vien otofun chia se truoc them pvoil voc 2019 p3 kinh nghiem dieu khien xe loi nuoc
Trong trường hợp xe chết máy dưới nước, Einstein khuyên mọi tài xế đừng hoảng sợ bởi vì xe thường sẽ chết máy trước khi bị hỏng hóc

9. Tốc độ

Tốc độ là yếu tố khá quan trọng, cần thiết được quan tâm - đối với các bác tài hay đi chuyển trong phố mùa mưa lũ. Einstein tiết lộ: "Khi đi qua vùng nước các bác phải thật đều ga, không nên đi nhanh quá khiên nước bị hất tung lên nắp capo hoặc văng vào cổ hút. Cũng không nên đi chậm quá khiến nước tràn vào khoang động cơ gây chập điện đối với các dòng xe không chuyên về off-road. Tốc độ khuyên dùng tốt nhất là khoảng 15km/h lúc này xe sẽ tạo thành luồng sóng rẽ sang hai bên và xe thì tiếp tục đi chuyển."

 

(Còn tiếp...)

Nguồn tin: https://news.otofun.net/thanh-vien-otofun-chia-se-truoc-them-pvoil-voc-2019-p3-kinh-nghiem-dieu-khien-xe-loi-nuoc-17534.html