Logo

You are here

Vì sao vô lăng ô tô không đặt ở giữa?

Vị trí vô lăng ô tô phụ thuộc sự phân luồng giao thông mỗi quốc gia

Các quốc gia có hệ thống giao thông di chuyển bên phải (Right-handed Traffic) sẽ có vô lăng được thiết kế bên tay trái, ví dụ: Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ...

vi sao vo lang o to khong dat o giua
Quốc gia có hệ thống giao thông di chuyển bên phải (Right-handed Traffic) sẽ có vô lăng được thiết kế bên tay trái.

Ngược lại, những nơi có hệ thống giao thông di chuyển bên trái (Left-handed Traffic) vô lăng được kế bên phải, ví dụ: Hồng Kông, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật, Indonesia, Singapore, Malaysia, Úc…

Đối với các quốc gia áp dụng luật lái xe bên phải, khi cần vượt xe khác thì quy định vượt bên trái vì thế vô lăng cũng được thiết kế phía bên trái. Tương tự, với luật lái xe bên trái, khi cần vượt xe khác thì quy định vượt bên phải, vô lăng đặt bên phải. Thiết kế như vậy giúp tài xế có tầm quan sát thoáng hơn khi vượt, tăng khả năng phát hiện các chướng ngại vật như xe chạy ngược chiều. 

vi sao vo lang o to khong dat o giua
Quốc gia có hệ thống giao thông di chuyển bên trái (Left-handed Traffic) thì vô lăng được kế bên phải.

Ngoài vị trí đặt lệch của vô lăng, hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô cũng thiết kế bất đối xứng. Ở các mẫu xe dành cho thị trường Việt Nam và các quốc gia phân luồng giao thông đi bên phải khác, ánh sáng của đèn chiều gần có khuynh hướng lệch về phải để chiếu sáng rõ phần đường trước đầu xe và các biển báo đặt bên phải đường, đồng thời hạn chế chói mắt tài xế xe ngược chiều.

Ngoài ra, không đặt vô lăng ở giữa một phần giúp khoang nội thất thoáng hơn và thêm được một chỗ ngồi nữa.

Đặt vô lăng ô tô bên trái hay bên phải lái xe an toàn hơn?

Theo khảo sát, các quốc gia áp dụng luật lái xe bên phải có tỉ lệ va chạm giao thông cao hơn so với các quốc gia áp dụng luật lái xe bên trái.

Lý do mắt phải sẽ thuận hơn so với mắt trái. Khi lái xe bên trái, mắt phải với năng lực tốt hơn được sử dụng nhiều hơn để giám sát chiều giao thông ngược lại và kính chiếu hậu gần tài xế.

Có lập luận khác cho rằng lái xe bên trái an toàn hơn đối với người lớn tuổi do sự lão hóa khiến khả năng tập trung thị lực về bên trái giảm sút và đặc biệt là khả năng quan sát các phương tiện đang tiến đến bên trái tại các nút giao nhau.

Đối với xe số sàn và có thiết kế vô lăng bên trái, tài xế sẽ dùng tay phải để điều khiển cần số nhiều hơn vì đây thường là tay thuận và tay còn lại dùng để thực hiện các thao tác phụ khác.

Sự khác nhau trong việc đặt vị trí vô lăng cũng gây khó khăn cho người sinh sống và học tập ở nước ngoài vì họ phải định hướng lại làn đường, luật giao thông và làm quen với vị trí vô lăng mới.

Nguồn tin: https://news.otofun.net/vi-sao-vo-lang-o-to-khong-dat-o-giua-18726.html