Logo

You are here

Bộ GTVT bác kiến nghị 'Bỏ quy định kiểm tra theo lô' của doanh nghiệp nhập khẩu ô tô

Bộ GTVT xác nhận Giấy chứng nhận kiểu loại của Indonesia hợp lệ Bộ GTVT kiến nghị sửa đổi Nghị định 116, gỡ khó cho nhập khẩu ôtô Thông tư 03 - “Rào” khó vượt của ô tô nhập khẩu Thông tư "siết" xe nhập có hiệu lực từ 1/3

Không còn vướng mắc về VTA

Cụ thể, theo Bộ Giao thông vận tải, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 116, hầu hết các DN FDI đều có phản ứng với các quy định liên quan đến giấy chứng nhận kiểu loại ô tô (VTA) và kiểm tra theo lô.

Theo đó, các DN cho rằng khó khăn trong việc các DN NK phải cung cấp Giấy chứng nhận kiểu loại ô tô (VTA) được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài đối với ô tô khi XK vào Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải lại cho rằng, việc DN NK phải cung cấp VTA khi NK là một trong các căn cứ ban đầu để cơ quan kiểm tra chất lượng tiến hành kiểm tra và chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành, nhằm hạn chế các sản phẩm kém chất lượng từ nước ngoài (sản phẩm không có một cơ quan, tổ chức độc lập nào xác nhận kiểu loại ô tô đó đảm bảo chất lượng theo quy định), nhằm bảo vệ người tiêu dùng; đồng thời cũng tạo sự bình đẳng trong quản lý chất lượng với ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước.

bo gtvt bac kien nghi bo quy dinh kiem tra theo lo cua doanh nghiep nhap khau o to
Tính đến thời điểm hiện tại các DN NK ô tô đã không còn gặp vướng mắc liên quan đến Giấy chứng nhận VTA

Trên thực tế kiểm tra và ghi nhận, hiện một số hãng xe lớn như Honda, General Motor, Toyota, Mitsubishi, BMW, Mercedes… cũng đã tập hợp được giấy chứng nhận kiểu loại ô tô cấp cho xe NK, phù hợp với quy định hiện hành và đã NK xe về thị trường Việt Nam.

Tính đến ngày 8/5, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý gần 120 bộ hồ sơ đăng ký NK xe từ các DN với số lượng 56 kiểu loại ô tô khác nhau và đã cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới NK cho 4.385 xe để DN hoàn tất thủ tục NK và đưa xe thị trường tiêu thụ.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, các DN NK ô tô nói chung, trong đó có Công ty Ford và General Motor của Hoa Kỳ đã không còn gặp vướng mắc liên quan đến Giấy chứng nhận loại kiểu ô tô (VTA) và thưc tế ô tô từ các thị trường khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, CHLB Đức, Mỹ và một số quốc gia thuộc châu Âu… cũng đã được NK về Việt Nam mà không gặp phải rào cản, khó khăn vướng mắc liên quan đến Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô VTA như một số DN, tổ chức kiến nghị.

Thực hư về chi phí kiểm tra theo lô

Liên quan đến việc DN đề nghị bỏ quy định kiểm tra theo lô, chỉ kiểm tra thử nghiệm lô đầu tiên NK về, các lô tiếp theo được sử dụng kết quả kiểm tra đó mà không phải kiểm tra lại do quy định kiểm tra theo từng lô gây khó khăn cho DN, không phù hợp với thông lệ chung, đã làm kéo dài thêm thời gian đến 2 tháng và chi phí lên tới 10.000 USD/mẫu thử.

Phản bác lại kiến nghị trên của DN, Bộ Giao thông vận tải cho biết, qua thực tế kết quả triển khai trong thời gian qua cho thấy, các kiến nghị trên là chưa chính xác.

bo gtvt bac kien nghi bo quy dinh kiem tra theo lo cua doanh nghiep nhap khau o to
Việc kiểm tra, thử nghiệm theo lô nhằm đảm bảo sự chặt chẽ về chất lượng, qua đó bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Việc kiển tra, thử nghiệm theo lô nhằm đảm bảo sự chặt chẽ về chất lượng, qua đó bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nếu không có quy định này sẽ dẫn đến một số nguy cơ cũng như kẽ hở cho DN NK về Việt Nam hàng hóa kém chất lượng so với lô hàng đã đạt chuẩn lần đầu. Điều này còn gây nguy cơ gian lận về chất lượng, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Điển hình như trường hợp Công ty Ford Việt Nam đã NK về Việt Nam 4 kiểu loại xe khác nhau và khi kiểm tra khí thải từng lô thì có 2/4 kiểu loại không đạt tiêu chuẩn khí thải mức (tỉ lệ mẫu xe không đạt đến 50%) nên đã buộc phải tái xuất ra nước ngoài theo quy định của Nghị định 116.

Hơn nữa, việc một DN NK tiến hành NK hàng loạt xe về và chỉ đăng ký kiểm tra cho một lô đại diện (có thể là 1 xe duy nhất đã được DN chuẩn bị trước, lựa chon e tốt nhất) để cơ quan chức năng kiểm tra cấp chứng nhận, sau đó DN tiếp tục đăng ký kiểm tra cho ác lô NK sau đó với số lượng không giới hạn trong một thời gian dàu đến cả năm. Trường hợp này, sẽ làm cơ quan chức năng không thể kiểm soát được chất lượng khí thải, an toàn và chất lượng linh kiện và các hệ thống trên xe của những xe NK tiếp theo trong khoảng thời gian dài. Đây chính là lỗ hổng lớn trong quản lý chất lượng xe NK, ảnh hưởng đến an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng.

Với dung lượng thị trường khoảng 300.000 xe/năm, các DN NK không thể NK lô hàng có số lượng ít mà mỗi lô hàng NK ít nhất phải vài trăm xe thậm chí hàng ngàn xe như Công ty Honda Việt Nam, General Motor Việt Nam,… đã NK về Việt Nam trong thời gian qua. Do đó, việc lấy một mẫu xe trong lô hàng NK để kiểm tra, thử nghiệm cũng không làm phát sinh chi phí tài chính, thời gian đáng kể cho DN. Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải bảo lưu quan điểm không xem xét đối với kiến nghị này với lý do đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng ô tô NK, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, đồng thời tạo sự bình đẳng giữa xe NK với ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải cũng đã có văn bản báo cáo kết quả Đoàn công tác liên ngành hỗ trợ DN thực hiện Nghị định 116, trong đó tập trung vào giải đáp, tư vấn, tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc của DN NK, sản xuất ô tô liên quan đến các quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, NK và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Nguồn tin: https://news.otofun.net/bo-gtvt-bac-kien-nghi-bo-quy-dinh-kiem-tra-theo-lo-cua-doanh-nghiep-nhap-khau-o-to-14552.html