You are here
Lái xe ô tô lên, xuống phà như thế nào cho an toàn?
Ba xe ô tô va chạm liên hoàn trên Quốc lộ 5 Người đàn ông thoát chết ngoạn mục ngay dưới bánh xe tải tại Quốc Lộ 70 Sang đường không quan sát, người đi bộ "đụng độ" xe máy |
Vài năm trở lại đây, hàng loạt các cây cầu được xây mới giúp việc đi lại của người dân ngày càng thuận tiện và đồng thời, nó cũng "xoá sổ" các bến phà - phương tiện di chuyển chính trước kia để nối đôi bờ, điển hình là cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện. Tuy nhiên, ở một số khu vực đặc biệt như miền Tây Nam Bộ hoặc bến phà Gót trên đảo Cát Hải, phà vẫn là phương tiện di chuyển chính. Vậy, đi thế nào cho đúng, an toàn mà không hại đến "xế cưng" ?
Các xe gầm cao có lợi thế nhờ khoảng sáng gầm, góc tới và góc thoát lớn nên ở địa hình có độ dốc lớn xe di chuyển dễ dàng hơn các dòng xe sedan, hatchback vốn có gầm thấp. |
Thành viên friendship2k chia sẻ: "Xuống phà là một kỹ thuật phức tạp, yêu cầu phải rất cẩn thận, phối hợp giữa phà và xe. Nếu phà to thì dễ hơn, còn các vùng sâu vùng xa, sử dụng phà nhỏ mức độ khó tăng dần. Dễ làm trước, tôi xin chia sẻ ít kinh nghiệm qua phà lớn bởi trên phà lớn thường xe chạy tiến nên dễ hơn.
Trước hết, khi đến nơi, các bạn xem xe trước đi sao thì mình đi theo vậy, ngoài ra, nhà phà cũng có hướng dẫn để hỗ trợ. Tuy nhiên, các bạn lưu ý xe sedan gầm thấp như Chevrolet Cruze, Ford Focus thì cần xem có phải kê thêm gỗ để đi không ? Một số nơi có dịch vụ này cho xe gầm thấp.
Bạn chạy tốc độ sao cho mình kiểm soát được di chuyển của xe do xe phải xuống dốc hay lên dốc để có thể xử lý tình huống như dừng khẩn cấp. Lưu ý lệnh điều hành của nhân viên phà nên kéo kính xuống để dễ giao tiếp. Một số nơi dùng phà nhỏ thì phải lùi để xuống, bạn nên luyện lùi xe chuẩn thì mới xuống được. Nên có người hỗ trợ khi lên, xuống phà.
Việc đi chéo thực chất để giảm độ dốc, tránh chạm gầm, chạm mũi hoặc đuôi xe. Để đi chéo bạn phải đi lệch về một phía cửa phà rồi hướng mũi xe về phía bên kia để lúc đi lên hoặc đi xuống vẫn nằm trong khoảng thân phà hoặc đường dẫn".
"Xuống phà, xe trước, người sau. Lên phà, người trước, xe sau an toàn". |
Thực tế, ở một số khu vực người lái sẽ phải cho xe xuống dốc chéo góc để xuống phà. Thành viên Ruaxe247 giải thích: "Tức là không lên vuông góc mà lên chéo góc, cho từng bánh lên một thay vì cho 2 bánh lên cùng lúc, giống như khi bạn cho xe lên vỉa hè. Thao tác này giúp xe không bị chạm gầm, gây hỏng hóc một số bộ phận dưới gầm xe. Tôi nhớ là phà đó cũng chuyên nghiệp, có kê gỗ và hướng dẫn, các bạn cứ mở kính nhờ người ta chỉ giúp hoặc nhìn làm theo xe đi trước. Một quy định bạn cần tuân thủ khi qua phà là người trên xe phải xuống hết, điều này giúp xe cao lên chút".
Thành viên Ruaxe247 cho biết thêm: "Hồi trước, cứ mỗi lần lái xe về An Giang tôi đều phải qua phà, xe gầm cao lái dễ hơn còn các xe gầm thấp đều phải lên, xuống chéo góc".
Thành viên Anhtho chia sẻ một kinh nghiệm thực tế: "Hôm trước tôi đi phà Rừng, xe trước loay hoay mãi mà không lên nổi, cứ bị chạm gầm phần đuôi xe. Tài xế loay hoay một lúc thì một khách trên xe đi xuống xem thế nào thì lúc đó lại lên được. Âu cũng là kinh nghiệm để đời".
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Nguồn tin: https://news.otofun.net/lai-xe-o-to-len-xuong-pha-nhu-the-nao-cho-an-toan-15046.html
Tin liên quan
Hieunam: 0912141184
Email: wagonclub0110@yahoo.com
Địa chỉ : Mai Động - Hoàng Mai - Hà Nội
TK Vietcombank: 0021002269891
Nguyen Duc Hieu